Bạn có phù hợp với nghề môi giới bất động sản?

Bạn đang băn khoăn liệu mình có phù hợp với nghề môi giới? Người có tính cách thế nào thì sẽ làm tốt công việc này? Nghề môi giới cần kiến thức và kỹ năng ra sao? Để trả lời các câu hỏi vừa nêu thì trước mắt chúng ta cần hiểu về nghề môi giới là gì. 

Nghề môi giới là gì?

Môi giới là trung gian giữa người bán và người mua, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa và dịch vụ. Hoạt động môi giới bao gồm việc tìm kiếm khách hàng, tổ chức cho các bên tiếp xúc, đàm phán và ký kết hợp đồng. Người môi giới không tham gia vào việc ký kết và thực hiện hợp đồng, trừ khi được ủy quyền.

Môi giới còn là từ gọi vắn tắt để chỉ người môi giới tự do, nhân viên môi giới, chuyên viên môi giới, chuyên viên tư vấn, nhân viên kinh doanh hay ngắn nhất là “sale” bất động sản. “Best sale” là từ dân trong nghề thường dùng để chỉ những môi giới xuất sắc với doanh số thuộc top đầu.

Một số công ty môi giới gọi vị trí bán hàng với cái tên rất “kêu” như B.A.M (Business Account Manager) – Quản lý quan hệ khách hàng của Novaland hay K.I.S (Khai Hoang Land Investment Specialist) – Chuyên gia tư vấn đầu tư của Khải Hoàng Land, nhưng thật sự thì bản chất của chức danh này vẫn là nhân viên sale.

nghe moi gioi bds 2
Nghề môi giới có đầu vào dễ dàng nhưng không phải ai cũng làm được lâu dài

ai phù hợp với nghề môi giới?

Nghề môi giới hiện là công việc có đầu vào dễ nhất vì trên thực tế, các công ty không yêu cầu bằng cấp hay chuyên môn nào cả. Nói thẳng ra, ai cũng có thể làm. Nhưng chỉ số ít khác biệt mới có thể gắn bó lâu dài và thành công với nghề. Vậy nhóm “số ít khác biệt” đó là những người như thế nào?

Khác biệt về tính cách và thế giới quan

  • Siêng năng, chịu khó: bạn không giỏi, chưa giỏi thì phải làm nhiều hơn người khác thì mới sớm có kết quả. Bán được nhà có thể không cần bạn siêng, nhưng thực tế Hunter Land chưa thấy ai siêng mà không bán được nhà bao giờ cả.
  • Kỷ luật: đi làm, đi họp, đi sự kiện đúng giờ; luôn có mặt sớm trước giờ hẹn khách; chấp hành tốt các quy định của công ty và chủ đầu tư.
  • Cởi mở, hoà đồng: với đồng nghiệp, với cấp trên, với khách; hăng hái tham gia các sự kiện do công ty, chủ đầu tư tổ chức; tăng cường giao lưu kết bạn.
  • Chủ động: tức là không có bị động, không có ngại, mắc cỡ; cái gì cũng tự chủ động tìm hiểu để làm trước chứ không đợi người khác nhắc nhở, chia sẻ.
  • Thích chia sẻ, giúp đỡ: sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho đồng nghiệp.
  • Trung thực, chính trực: không vì lợi ích cá nhân, lợi ích ngắn hạn mà gian dối người khác; không cạnh tranh thiếu lành mạnh với đồng nghiệp trong và ngoài công ty.
  • Trách nhiệm: luôn giữ lời và làm đúng lời hứa, bổn phận, trách nhiệm của mình.
nghe moi gioi bds 1
Thái độ hơn trình độ và sẽ quyết định thành bại trong nghề môi giới bất động sản

Khác biệt về kiến thức và kỹ năng

Nếu bạn cho rằng môi giới bất động sản để bán được hàng chỉ cần “dẻo miệng” và ngoại hình chỉnh chu thì bạn còn đang ở rất xa so với yêu cầu của nghề rồi đấy. 

Là một môi giới chuyên nghiệp, ngoài bắt buộc hiểu rõ về dự án, về sản phẩm đang bán bạn cần có kiến thức về pháp lý bất động sản, biến động trên thị trường  cũng như thông tin về các dự án đối thủ lân cận. Một chút hiểu biết về phong thuỷ, kiến trúc, thẩm mỹ và trang trí nội thất sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi tư vấn khách hàng.

Chưa hết, để mau chóng chốt deal bất động sản bạn cần học qua một loạt kỹ năng mềm thiết yếu về: giao tiếp, đàm phán, thương lượng, nắm bắt tâm lý khách hàng… Và quan trọng nhất là các cách để tìm kiếm khác hàng. Bạn đừng lo, những kiến thức và kỹ năng này tất nhiên sẽ được đào tạo và tự thân bạn sẽ trau dồi từng ngày trong quá trình làm việc và va chạm thực tế. Điểm then chốt vẫn là thái độ, vì khi có thái độ tốt bạn sẽ làm được tất cả.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết đúng đắn về nghề môi giới, nắm rõ các điều kiện để trở thành một sale bất động sản chuyên nghiệp. Hunter Land chúc các bạn “ma mới” vào nghề sẽ hiểu nghề, yêu nghề hơn và sớm bức phá để trở thành các best-seller tương lại nhé!