Để salephone không trở nên nhàm chán

SALEPHONE LÀ GÌ?

Salephone hay còn lại là telesales, là kênh khai thác khách hàng tiềm năng qua đó bạn gọi điện chào bán dự án cho khách hàng theo danh sách (data) có sẵn.

Đối với môi giới bất động sản, ngoài giúp tìm kiếm khách hàng thì kênh này còn hỗ trợ bạn tập giao tiếp và phản xạ rất hiệu quả. Kiến thức dự án dù cho bạn học nằm lòng đến đâu thì cũng sẽ có vài câu hỏi ngoài lề mà chỉ khách mới nghĩ ra và có thể khiến bạn… bối rối.

kinh nghiem salephone bat dong san
Salephone là kênh marketing truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả dành cho môi giới bất động sản

KINH NGHIỆM SALEPHONE HIỆU QUẢ

Để salephone trở thành một công việc thường ngày thú vị và mang đến khách hàng đều đặn, sale bất động sản cần lưu ý tuân thủ các 15 yêu cầu sau đây:

  1. Học thuộc dự án (xem bài: Kinh nghiệm học dự án mới dành cho môi giới bất động sản)
  2. Thời gian: sáng từ 9-11h, chiều từ 3-5h. Các khung giờ khác vẫn salephone được bình thường nhưng khả năng khách hàng từ chối sẽ nhiều hơn vì còn đang ngủ, mới vào ca làm việc, đang trên đường về nhà, giờ ăn uống, nghỉ ngơi… Nếu bạn không bận làm kênh marketing nào khác ngoài khung giờ vàng thì cứ gọi.
  3. Không gian: nơi yên tĩnh hoặc phòng salephone riêng. Đối với nhân viên mới, thời gian đầu bạn nên ngồi chung các đồng nghiệp trong phòng kinh doanh mình để được góp ý chỉnh sửa cách gọi hay trả lời các câu hỏi khó từ khách.
  4. Thiết bị, dụng cụ:
    • Tai nghe: nên đeo tai nghe thay vì loa ngoài vì để tránh tiếng ồn từ môi trường xung quanh.
    • Máy tính: để kết bạn Zalo, gửi thông tin, gửi email và nhập liệu vào CRM liền.
    • Bút, giấy: để ghi chú.
  5. Tâm trạng:
    • Thoải mái, dễ chịu: sale mới thường có tâm lý e ngại vì “sợ bị đánh giá” bởi đồng nghiệp khi salephone. Lời khuyên cho bạn là “cứ yên tâm gọi”, đồng nghiệp ai cũng đều thương bạn và muốn góp ý để bạn tốt lên thôi.
    • Cười: khi gọi nên cười (không phải kiểu cười thành tiếng mà chỉ là khẩu hình), giọng nói của bạn sẽ có thêm thiện cảm hơn đó.
  1. Tâm thế: phải tập kiên nhẫn và sẵn sàng đối mặt với 9 lần từ chối trong 10 lần gọi.
  2. Tư thế: ngồi thẳng lưng, không dựa, không uốn éo vì sẽ ảnh hưởng giọng nói, làm người nghe thấy thiếu sự nghiêm túc.
  3. Giọng nói: đủ nghe, dễ nghe, nhẹ nhàng, trìu mến, ân cần.
  4. Tốc độ: vừa phải.
  5. Kịch bản: không có kịch bản nào có thể bao quát hết mọi người hợp ngoài việc bạn phải thuộc dự án và có nhiều kinh nghiệm xử lý. Kịch bản bạn cần soạn ở đây là những mẫu chào mời về dự án để kiểm tra xem mẫu nào hiệu quả nhất. Một mẫu câu chào mời hiệu quả cần có:
    • Chào hỏi: “Dạ em chào anh Minh”. Phải nhớ xưng tên khách nếu data có tên, nếu data hay bị sai tên hoặc không có tên thì cứ xưng hô anh hoặc chị thôi. Chào xong thì dừng 1-2 giây.
    • Giới thiệu dự án: nên nói ngắn gọn, súc tích 4 thông tin (loại sản phẩm, vị trí, một điểm nổi bật, giá). Không nên bắt đầu bằng việc nói những câu dư thừa như “Dạ anh cho em xin chút ít phút để…” mà nên nói thẳng vô vấn đề luôn “Em đang bán căn hộ mặt tiền Phạm Văn Đồng, Thủ Đức. Mình mua thì chỉ cần trả trước chỉ 200 triệu thôi.”
    • Chốt vấn đề: “Không biết anh Minh có nhu cầu mua ở hay đầu tư không ạ?”. Nếu khách OK thì tư vấn tiếp, không OK thì nói cảm ơn và xin phép cúp máy. Lưu ý 1: với khách có quan tâm, khách đang chăm, khách cũ: bạn nên đợi khách cúp máy trước, rồi mình cúp sau thì sẽ lịch sự hơn. Lưu ý 2: nếu bạn đang bán dự án của 1 chủ đầu tư nổi tiếng hay làm ở 1 sàn nổi tiếng, ở bước chào hỏi bạn có thể thòng thêm câu giới thiệu: “Em là My làm ở công ty Vinhomes…”.

Hunter Land mong rằng với những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều niềm vui và hứng khởi trong nghề môi giới bất động sản, đặc biệt là tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng từ kênh telesales để chốt deal nhé!